Phù điêu thiên thần

Phù điêu thiên thần

Thiên sứ, còn gọi làthiên thần (Chữ "thiên" nghĩa là trời còn chữ "thần" nghĩa là cái gì đó linh thiêng, gọp lại thành chữ có nghĩa là cái gì đó linh thiêng từ trời), là những thực thể ở trên cao, được tìm thấy trong nhiều tôn giáo. Bổn phận của thiên sứ là phục vụ Thiên Chúa.

Theo niềm tin của ba tôn giáo chính thuộc độc thần giáo, các thiên sứ thường thi hành nhiệm vụ của các sứ giả.

Thiên sứ học (angelology) là một nhánh của thần học, nghiên cứu về hệ thống đẳng cấp của thiên sứ, sứ giả hoặc các quyền lực trên chốn khinh không, chủ yếu quan hệ với Do Thái giáo (gọi hệ thống này là kaballistic), và Cơ Đốc giáo, là một trong mười nhánh chính của nền thần học này, dù vẫn thường bị lãng quên. 

Có những người tin rằng đạo Zoroastra có ảnh hưởng trên thiên sứ học của Do Thái giáo, như vậy cũng ảnh hưởng trên thiên sứ học của Cơ Đốc giáo, do có những yếu tố của đạo Zoroastra xuất hiện trong Do Thái giáo sau khi dân tộc Israel tiếp xúc với nền văn minh Ba Tư trong thời kỳ lưu đày ở Babylon, trong đó Satan được xem là kẻ đứng đầu các quyền lực tội ác trong sự đối đầu với Thiên Chúa (so sánh Satan với Angra Mainyu, cũng gọi là Ahriman, trong đức tin Zoroastra, chống nghịch Ahura Mazda, thần linh tối thượng). Danh hiệu "Vua của sự tối tăm" dành cho Satan có thể có nguồn gốc từ đức tin Zoroastra. 

Ngược lại, có những nhà phê bình bày tỏ xác tín rằng Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo đã có ảnh hưởng trên đạo Zoroastra. Họ cho rằng những điểm tương đồng như đã thấy giữa Zoroastra và Chúa Giê-xu, cũng như trong các nhân tố khác, là sản phẩm của những thầy tư tế trong nỗ lực tôn cao Zoroastra và ngăn cản tín đồ đạo Zoroastra quay sang các tôn giáo khác.

Tags:Phù điêu thiên thần